Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nơi mọi người làm việc từ xa, họp trực tuyến và quản lý dự án qua các nền tảng số, việc chọn đúng công cụ làm việc nhóm là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu suất. Với hàng loạt phần mềm hỗ trợ công việc trên thị trường, Asana và Slack luôn là hai cái tên “cộm cán” trong lĩnh vực quản lý công việc và giao tiếp nhóm. Câu hỏi đặt ra là: Asana hay Slack, nền tảng nào thực sự vượt trội hơn ở thời điểm hiện tại? Hãy cùng BENOCODE tìm hiểu đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu của bạn trong bài viết này nhé!
Flow control là gì? 9 công cụ Flow control bạn cần biết khi làm việc với Make.com
1. Flow control là gì?
Trong Make.com, Flow Control là bộ công cụ giúp bạn quản lý và điều hướng các module khác trong workflow tốt hơn.
Bạn có thể xem nó như những module đặc biệt, sẽ không kết nối với bất kỳ ứng dụng nào mà chỉ thực hiện chức năng điều phối, phân nhánh cho các module khác.
2. Cách dùng Flow Control
Trong Make.com, Flow Control không phải là một tính năng cần được "bật" theo cách thông thường, mà có thể sử dụng trực tiếp ngay tại scenarios bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Tạo Flow Control như một module mới
Bạn bấm + để tạo module cho scenarios như thông thường. Nhưng thay vì chọn ứng dụng, bạn chọn Flow Control từ danh sách các module rồi chọn loại Flow Control mà bạn mong muốn.
Cách 2: Dùng thanh menu
Bấm vào nút Flow Control ở thanh menu bên dưới → chọn Flow Control cần thêm vào scenarios → liên kết nó với các module khác.
3. Các dạng Flow Control trong Make.com
Repeater
Module dạng hành động duy nhất trong bộ Flow Control của Make.com, giúp bạn thực hiện lặp đi lặp lại một hành động hoặc chuỗi hành động nào đó với số lần nhất định.
Ví dụ: Bạn muốn gửi 5 email với tên là "Hello 1", "Hello 2", ... "Hello 5". Thay vì tạo 5 module Email, bạn có thể tạo 1 module Repeater rồi kết nối nó với 1 module email.
Iterator
Hỗ trợ bạn tổng hợp các dữ liệu từ một module nào đó, sau đó chia nhỏ dữ liệu thành nhiều đầu ra riêng lẻ, chuyển đến một module khác để xử lý từng phần một.
Ví dụ: Bạn có thể tạo scenario yêu cầu Make tổng hợp những email nào chỉ đính kèm file, sau đó chia nhỏ và gửi từng file lên Google Drive như hình minh họa.
Array Aggregator
Array Aggregator cũng là module tổng hợp nhưng nhập data lại (trái ngược với iterator là chia nhỏ) và áp dụng đối với dữ liệu mảng. Nó rất hữu ích khi bạn cần thu thập thông tin từ ứng dụng khác và lưu vào bảng tính của Excel hay Google Sheets.
Ví dụ: Array Aggregator hỗ trợ bạn tổng hợp Insights từ Instagram rồi thêm vào Google Sheets như hình minh họa.
Router
Router là module được dùng khá nhiều trong Make.com. Nó cho phép bạn “rẽ sóng”, chia một workflow thành nhiều luồng nhỏ khác nhau. Với mỗi luồng, bạn có thể thực hiện các hành động khác nhau và quy định những điều kiện khác nhau.
Ví dụ: Bạn có thể tạo router để kết nối 1 module Zoho Sign với 2 module Google Drive để up file từ Zoho lên Drive. Trong đó, một nhánh dùng để lưu file có 1 trang, còn một nhánh sẽ lưu file có nhiều trang như hình minh họa.
Break
Break là module dùng để dừng một vòng lặp hoặc cả workflow ngay lập tức. Hãy tưởng tượng nó như một cái phanh của xe ô tô vậy, nếu bạn không đạp phanh thì vòng lặp trong workflow sẽ chạy mãi mãi không bao giờ ngừng. Điều này là hết sức tai hại.
Ví dụ: Trong scenario bên dưới, Break sẽ dừng hẳn việc tạo tin nhắn qua Slack nếu có lỗi.
Commit
Commit cũng dùng để dừng một flow dựa trên một điều kiện đã xác định. Nhưng khác Break, sau khi dừng nó sẽ thường đi kèm với một hành động cụ thể nào đó.
Ví dụ: Trong scenario bên dưới, Commit cũng sẽ dừng việc tạo tin nhắn qua Slack nếu có lỗi, nhưng đồng thời nó cũng sẽ lưu lại mọi dữ liệu vào hệ thống.
Ignore
Chức năng của Ignore rất đơn giản: Cho phép bạn bỏ qua một bước hoặc phần nào đó trong workflow. Nó rất hữu ích trong việc kiểm tra lỗi của cả Workflow.
Ví dụ: Trong scenario bên dưới, workflow sẽ bỏ qua module Data store (vì nó đang kết nối với Ignore) để kiểm tra lỗi. Nếu workflow chạy trơn chu thì lỗi xuất phát từ module Data store
Resume
Resume là khái niệm khá quen thuộc khi ta dừng một bộ phim và muốn xem tiếp. Tương tự, module Resume trong Make.com cho phép bạn tiếp tục hoặc khôi phục một hành động, một bước nào đó trong workflow.
Ví dụ: Trong scenario bên dưới, workflow sẽ không bỏ qua module Data store mà Resume một hành động nào đó do bạn cài đặt nếu workflow xảy ra lỗi.
Rollback
Module này giúp bạn hoàn tác và khôi phục trạng thái trước đó của workflow.
Ví dụ: Trong trường hợp này sẽ Rollback sẽ dừng module Data store và hoàn trả lại dữ liệu trước đó nếu xả ra lỗi.
4. Tạm kết
Nhìn chung, Flow Control trong Make.com là một bộ công cụ mạnh mẽ giúp bạn tối ưu hóa các quy trình tự động. Cách sử dụng nó cũng rất đơn giản và không có gì phức tạp. Bạn có thể tập làm quen với Flow Control để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu lỗi khi dùng Make.com nhé!
