software logo

Shopify

Viết đánh giá ✍️
Shopify là gì? Shopify là một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, cho phép bạn tạo website bán hàng chuyên nghiệp và hiện đại một cách nhanh chóng.
Ưu điểm
  • Giao diện thân thiện, dễ dùng

  • Kho giao diện và tính năng đa dạng phù hợp với nhiều ngành

  • Tự động hóa tiện lợi không cần lúc nào cũng online

  • Kết nối đa nền tảng trên Facebook, Instagram, TikTok...

  • Bảo mật và ổn định

  • Dịch vụ hỗ trợ tốt 24/7, chuyên nghiệp.

Nhược điểm
  • Phù hợp hơn với cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ đến vừa

  • Nhiều tính năng nâng cao phải cài thêm app tính phí

  • Thanh toán nội địa chưa thực sự liền mạch

  • Việc chuyển sang nền tảng khác có thể mất nhiều thời gian và công sức

Tổng quan về Shopify

Shopify là gì? Shopify là một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, cho phép bạn tạo website bán hàng chuyên nghiệp và hiện đại một cách nhanh chóng. Với Shopify tạo website bán hàng, bạn không cần biết lập trình vẫn có thể sở hữu một cửa hàng online đầy đủ tính năng. Đây là lựa chọn tối ưu cho cả người mới lẫn người kinh doanh lâu năm, nhờ vào giao diện thân thiện và các công cụ hỗ trợ toàn diện. 

Tất cả các website được tạo bởi Shopify đều được tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu trong bán hàng online như giỏ hàng, hệ thống thanh toán, quản lý đơn hàng, cập nhật sản phẩm, và thậm chí là kết nối đa kênh như Facebook, Instagram hay sàn thương mại điện tử. 

Ra mắt từ năm 2006, Shopify hiện đang phục vụ hơn 4 triệu cửa hàng trên toàn cầu. Với Shopify, bạn không cần phải lo lắng về việc thuê lập trình viên hay thiết kế giao diện từ đầu. Bạn hoàn toàn có thể chủ động tạo riêng cho mình một kênh bán hàng với giao diện, chức năng và trải nghiệm người dùng như mong muốn. 

Ngay cả khi bạn không có kiến thức về lập trình hay thiết kế đồ họa, Shopify vẫn giúp bạn xây dựng một website bán hàng chỉ trong thời gian ngắn. Đây chính là lý do vì sao Shopify ngày càng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và cả những thương hiệu lớn lựa chọn để phát triển kênh bán hàng online của họ. 

Tính năng của Shopify

1. Các tính năng nổi bật của Shopify 

Chủ đề & Tùy chỉnh giao diện 

Nếu bạn muốn sở hữu một cửa hàng online chuyên nghiệp nhưng vẫn đẹp mắt, phần giao diện của Shopify chính là điểm cộng cực lớn. Nền tảng này hiện cung cấp tới 213 mẫu thiết kế website, bao gồm 200 mẫu trả phí13 mẫu miễn phí, phù hợp với đa dạng lĩnh vực như nghệ thuật, sách, thú cưng, công nghệ, thời trang... 

Chu De Tuy Chinh Giao Dien

Shopify không chỉ cung cấp giao diện đẹp mà còn dễ dàng tùy chỉnh – kéo thả, thay đổi bố cục, màu sắc, font chữ theo ý thích. Và đây là điều khiến nhiều người ấn tượng nhất: việc tùy chỉnh chủ đề trên Shopify cực kỳ đơn giản. Ngay cả những người không biết gì về lập trình cũng có thể cá nhân hóa giao diện theo đúng phong cách thương hiệu. 

Còn nếu bạn là dân chuyên thích “vọc” sâu hơn, Shopify vẫn cho phép bạn thêm mã code tùy chỉnh để kiểm soát chi tiết hơn. 

Quản lý hàng tồn kho thông minh 

Tính năng quản lý hàng tồn kho của Shopify giúp bạn theo dõi số lượng sản phẩm trong kho theo thời gian thực. Mỗi khi có đơn hàng bán ra, hoàn trả hoặc nhập kho mới, hệ thống sẽ tự động cập nhật mà bạn không cần thao tác thủ công – tiết kiệm thời gian, tránh nhầm lẫn. 

Nếu bạn bán hàng tại thị trường Mỹ, Shopify Fulfillment Network còn hỗ trợ lưu kho và giao hàng siêu tốc trong 2 ngày nhờ hệ thống kho hàng trải khắp nước Mỹ. 

Chức năng tiếp thị thông minh 

Không chỉ giúp bạn tạo website bán hàng, Shopify còn hỗ trợ bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả thông qua hàng loạt công cụ tiếp thị tích hợp. 

  • Email Marketing với Shopify Email: Bạn có thể dễ dàng tạo chiến dịch email, gửi đến khách hàng cũ và mới với các mẫu đẹp mắt, liên kết trực tiếp đến sản phẩm trong shop. Shopify còn cho phép bạn gửi miễn phí 10.000 email/tháng. 

  • Tự động hóa tiếp thị với Shopify Flow: Thiết lập các quy trình như gửi email cảm ơn sau khi khách đăng ký, gợi ý sản phẩm khi khách rời giỏ hàng. Tất cả đều có thể automation dễ dàng. 

  • Tiếp thị qua người ảnh hưởng với Shopify Collabs: Kết nối với những influencer chất lượng (tối thiểu 1.000 người theo dõi) để quảng bá sản phẩm, giúp bạn mở rộng tệp khách hàng mà không cần “đốt tiền” lung tung. 

  • Tối ưu hóa SEO: Shopify cho phép chỉnh sửa thẻ meta, mô tả, URL và tạo sitemap tự động. Tốc độ tải nhanh và giao diện thân thiện với di động giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm và trải nghiệm người dùng. 

Chien Luoc Tiep Thi

Phân tích và Báo cáo 

Bạn không thể tối ưu thứ mình không đo lường và đó là lý do vì sao tính năng phân tích của Shopify đáng được “vỗ tay”. Từ việc theo dõi lượng truy cập, hành vi khách hàng cho đến doanh số theo ngày, theo sản phẩm, Shopify đều cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh rõ ràng, trực quan và dễ hiểu. 

Bạn có thể: 

  • Xem hoạt động gần đây của cửa hàng (ai vào, ai mua, ai bỏ giỏ…) 

  • Phân tích hiệu suất website, từ lượng truy cập đến tỉ lệ chuyển đổi 

  • Nắm bắt được hành vi mua hàng và xu hướng của khách 

Giao diện báo cáo siêu thân thiện, kể cả người ghét số liệu cũng có thể “ngấm” được. Với các gói nâng cao như Advanced Shopify hoặc Shopify Plus, bạn còn được tạo báo cáo tuỳ chỉnh theo đúng nhu cầu riêng, từ tracking nhân viên đến đo lường hiệu quả từng chiến dịch quảng cáo. 

API 

Shopify tạo website bán hàng không chỉ mạnh mẽ ở phần giao diện và quản lý, mà còn cực kỳ linh hoạt nhờ hệ thống API (Giao diện lập trình ứng dụng). Với API, bạn có thể: 

  • Kết nối cửa hàng với phần mềm quản lý kho, kế toán, vận chuyển hoặc CRM bên ngoài 

  • Tự động hóa hàng loạt tác vụ: từ xử lý đơn hàng đến gửi thông báo 

  • Đồng bộ dữ liệu sản phẩm, đơn hàng, khách hàng giữa các hệ thống 

  • Xây dựng tính năng tuỳ biến, vượt xa khả năng mặc định của Shopify 

API

2. Ai phù hợp sử dụng Shopify? 

Tuy nhiên, do mức phí cao, chưa hỗ trợ tối ưu thanh toán nội địa, và khác biệt văn hóa tiêu dùng (người Việt vẫn chuộng sàn như Shopee, Tiki, Lazada...), Shopify vẫn đang là lựa chọn “kén người dùng” ở Việt Nam – chủ yếu phù hợp với những ai nghiêm túc đầu tư và có định hướng kinh doanh bài bản, dài hạn. 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không ai sử dụng. Trên thực tế, Shopify cực kỳ phù hợp với những người: 

  • Chủ shop online cá nhân: Dù bạn bán hàng handmade, đồ local brand hay khởi nghiệp, Shopify sẽ giúp bạn "lên web" gọn lẹ, không cần biết lập trình. 

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME): Cần website đẹp, quản lý đơn hàng – tồn kho – khách hàng trong một dashboard mượt mà. Shopifylựa chọn lý tưởng. 

  • Startup với sản phẩm sáng tạo: Cần test thị trường nhanh, lên giao diện đẹp để gọi vốn hay viral sản phẩm mới, Shopify lo hết. 

Shopify còn đặc biệt phù hợp để kinh doanh các loại hình dịch vụ như khóa học trực tuyến, dịch vụ đặt phòng, thẻ thành viên, và nhiều hình thức dịch vụ khác. Điều này cho thấy Shopify là một nền tảng linh hoạt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều mô hình kinh doanh – từ bán lẻ truyền thống đến cung cấp dịch vụ trực tuyến hiện đại. 

3. Đánh giá tổng quan 

Ưu điểm: 

  • Giao diện thân thiện, dễ dùng: Không cần biết lập trình hay thiết kế, bạn vẫn có thể tạo website bán hàng xịn xò chỉ trong vài cú click chuột. 

  • Kho giao diện và tính năng đa dạng: Đẹp, hiện đại và phù hợp với nhiều ngành hàng – từ thời trang, mỹ phẩm đến đồ công nghệ hay thực phẩm. 

  • Marketing "có tâm": Từ SEO, email tự động đến popup giảm giá, tặng mã – Shopify hỗ trợ như một cánh tay phải đắc lực. 

  • Tự động hóa tiện lợi: Có hệ thống email trả lời tự động, giúp bạn giữ kết nối với khách mà không phải lúc nào cũng online. 

  • Kết nối đa nền tảng: Tích hợp bán hàng trên Facebook, Instagram, TikTok... chỉ vài bước là xong, khỏi cần dev hỗ trợ. 

  • Bảo mật và ổn định: Sử dụng công nghệ đám mây – dữ liệu của bạn luôn an toàn và tốc độ tải "mượt như lướt story". 

  • Dịch vụ hỗ trợ tốt: Có đội ngũ support 24/7, rất nhiệt tình và chuyên nghiệp. 

Nhược điểm: 

  • Phù hợp hơn với cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ đến vừa: Nếu bạn là doanh nghiệp lớn với hệ thống phức tạp thì có thể thấy Shopify hơi giới hạn. 

  • Chi phí giao dịch và app có thể chồng chất: Nhiều tính năng nâng cao phải cài thêm app, mà app thì thường… không free. 

  • Thanh toán nội địa chưa thực sự liền mạch: Shopify chưa tích hợp sẵn cổng thanh toán nội địa như VNPAY, ZaloPay… nhưng vẫn có thể kết nối thông qua bên thứ ba 

  • Việc chuyển sang nền tảng khác có thể mất nhiều thời gian và công sức: Nhất là khi đã gắn bó lâu với hệ sinh thái của Shopify  

4. Về mức phí (chi tiết giá cả) 

Shopify cung cấp bốn gói dịch vụ với mức giá khác nhau để phù hợp với nhu cầu và quy mô của từng loại hình kinh doanh: 

  • Gói cơ bản (Basic Shopify): Gói này có giá là 25 đô la Mỹ mỗi tháng19 đô la mỗi tháng khi thanh toán theo năm. Đây là gói lý tưởng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc những người mới bắt đầu kinh doanh trực tuyến. 

  • Gói Shopify: Gói này được cung cấp với giá 65 đô la Mỹ mỗi tháng49 đô la mỗi tháng khi thanh toán theo năm, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách mở rộng quy mô kinh doanh của mình. 

  • Gói nâng cao (Advanced Shopify): Gói này có giá là 399 đô la Mỹ mỗi tháng299 đô la mỗi tháng khi thanh toán theo năm, được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn hơn hoặc đang nhanh chóng mở rộng, cần nhiều tính năng phức tạp hơn. 

  • Gói Shopify Plus: Bắt đầu từ 2.300 USD/tháng (theo hợp đồng 1-3 năm). Đây là giải pháp cao cấp dành cho các doanh nghiệp lớn, bán sỉ/B2B hoặc cần hệ thống tích hợp phức tạp, với khả năng tuỳ chỉnh checkout, hỗ trợ nhiều thị trường và tài khoản nhân viên không giới hạn. 

Dung Thu Ngay (3)

Gia Shopify

Ngoài ra, Shopify đang có ưu đãi đặc biệt cho người dùng mới: chỉ $1/tháng trong 3 tháng đầu tiên cho các gói Basic, ShopifyAdvanced khi thanh toán hàng tháng. 

So với các nền tảng khác như WooCommerce (miễn phí nhưng cần hosting + bảo trì riêng) hoặc Haravan (giá mềm hơn nhưng tính năng giới hạn hơn), Shopify có mức phí cao hơn nhưng đổi lại là sự ổn định, tốc độ và khả năng mở rộng toàn cầu. Đây là khoản đầu tư hợp lý nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh online lâu dài. 

5. Tạm kết 

Dù mức giá có thể khiến bạn phân vân đôi chút, nhưng đổi lại là cả một hệ sinh thái bán hàng hiện đại, tốc độ ổn định và khả năng phát triển không giới hạn. Từ những bạn trẻ khởi nghiệp cho đến các doanh nghiệp đang tăng trưởng, Shopify đều có thể đáp ứng tốt. 

Tóm lại, nếu bạn thực sự muốn xây dựng thương hiệu online, muốn đầu tư vào một nền tảng bền vững và dễ mở rộng trong tương lai, thì Shopify tạo website bán hàng chính là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. 

Tính năng nổi bật

  • Chủ đề & Tùy chỉnh giao diện

  • Quản lý hàng tồn kho thông minh

  • Chức năng tiếp thị thông minh

  • Phân tích và Báo cáo

  • API

benocode null
Quản Trị Viên
Đánh giá (0)
(Shopify được đánh giá 0/5 dựa trên 0 người dùng)
banner software detailbanner software detail
Hơn 500K+ người dùng đã đăng ký nhận thông báo cập nhật bài viết mỗi ngày.
Để lại email để nhận thông báo về công cụ tiếp thị, xu hướng công nghệ mới nhất!