Công cụ

So sánh Zoho CRM và HubSpot: Đâu mới là lựa chọn tối ưu dành cho doanh nghiệp của bạn?

Zoho CRM và HubSpot là hai nền tảng CRM phổ biến, mỗi nền tảng mang lại những ưu điểm và tính năng riêng biệt phù hợp với nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh Zoho CRM và HubSpot để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.

1. Tổng quan

Zoho CRM và HubSpot luôn được xem là hai lựa chọn phổ biến dành cho những người dùng mới bước chân vào “thế giới CRM”. Như tên gọi, Zoho CRM được sinh ra để tối ưu CRM trong khi HubSpot hướng đến nền tảng “tất cả trong một”, hỗ trợ tất tần tật từ tìm kiếm khách hàng, tạo website để marketing hay quản lý hóa đơn… 

Cả hai đều ghi điểm với giao diện dễ sử dụng, tích hợp nhiều công cụ mạnh mẽ và tiện lợi. Chúng đều hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển toàn diện, tăng cường hiệu quả hoạt động và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Do đó, việc lựa chọn nền tảng nào cũng khiến nhiều người dùng loay hoay và nhức đầu.

Zoho CRM

Zoho CRM là sản phẩm nổi tiếng đến từ Zoho Corporation – một công ty công nghệ của Ấn Độ. Kể từ khi ra mắt năm 2005, nó nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
 
Nền tảng đám mây này cung cấp nhiều chức năng, từ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đến quản lý dự án toàn diện, giúp doanh nghiệp theo dõi khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa quy trình bán hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng.

So Sanh Zoho Crm Va Hub Spot 1

Điểm mạnh

  • Giao diện đơn giản, trực quan.
    Giá mềm hơn HubSpot.
    Chức năng quản lý thông tin khách hàng cực tốt.
    Nhiều chức năng hỗ trợ sale và marketing như Zoho Campaigns, Zia...
    Khả năng tùy biến linh hoạt.

Điểm yếu

  • So với HubSpot, bản miễn phí ít chức năng hơn.
  • Giao diện kém thú vị hơn HubSpot.
  • Tốc độ load hơi chậm, có độ trễ.

HubSpot

HubSpot được thành lập vào năm 2006, từ công ty IT đặt trụ sở chính tại Cambridge, Massachusetts (Mỹ). Đây là nền tảng CRM "tất cả trong một" dành cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng và quản lý nội dung.
 
Với gần 20 năm phát triển, HubSpot dần trở thành cái tên phổ biến với nhiều doanh nghiệp, giúp họ thu hút khách hàng bằng bộ công cụ mạnh mẽ và tiện lợi.

So Sanh Zoho Crm Va Hub Spot 2  
Điểm mạnh:

  • Tất cả chức năng trong 1 nền tảng.
  • Dễ sử dụng hơn Zoho CRM, có hướng dẫn rõ ràng.
  • Tích hợp được nhiều ứng dụng hơn.

Điểm yếu:

  • Giá thành cao hơn hẳn Zoho CRM.
  • Một vài thao tác hơi phức tạp, ví dụ như import dữ liệu từ Excel.
  • Một vài tính năng có thể hơi “dư” với doanh nghiệp.
  • Phụ thuộc vào hệ sinh thái của HubSpot.
  • Tự động hóa mạnh mẽ

2. So sánh chi tiết

Giao diện và tính tiện dụng

Zoho CRM có giao diện đơn giản và chuyên nghiệp, tập trung vào tính linh hoạt và dễ sử dụng. Menu được đặt ở trên đầu để tối ưu cho việc quản lý thông tin khách hàng và các hoạt động bán hàng. 

Các tab, module được sắp xếp hợp lý nhưng một số thao tác lại bị “ẩn” ở trong phần Setup, ví dụ như việc thiết lập quy trình kinh doanh hay sắp xếp lại menu. Nếu là người dùng mới có thể không biết hoặc nhầm tưởng rằng Zoho CRM không hỗ trợ chức năng này.

Trong khi đó, HubSpot cũng không quá màu mè với menu đặt gọn gàng ở bên trái. Nhưng vì nền tảng này có quá nhiều chức năng nên đôi khi có thể khiến người mới dùng dễ có cảm giác bị “ngợp” vì hơi rối rắm.

Bù lại, HubSpot có bảng hướng dẫn rõ ràng dành cho người dùng. Mỗi khi bạn nhấn vào một chức năng nào đó, hệ thống sẽ hiển thị chỉ dẫn và gợi ý giúp bạn làm chủ chức năng đó nhanh chóng mà không cần phải vào mục hướng dẫn để nghiên cứu. 

So Sanh Zoho Crm Va Hub Spot 3

Khả năng tùy chỉnh

Zoho CRM cho phép người dùng dễ dàng tùy chỉnh giao diện theo nhu cầu kinh doanh cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đổi chế độ xem dashboard, đổi vị trí module trên menu hay thiết kế workflow sao cho phù hợp với từng ngành nghề hoặc đội ngũ sử dụng. Chưa kể, bản trả phí của Zoho CRM còn có tích hợp Canvas Design Studio, cho phép bạn thoải mái thiết kế toàn bộ CRM theo ý riêng. 

Trong khi đó, vị trí menu bên trái của HubSpot hoàn toàn cố định nhưng nền tảng vẫn hỗ trợ một số tùy chỉnh nhỏ. 

Cả hai đều hỗ trợ người dùng nhúng code, kết nối REST API để tối ưu công việc. Song, Zoho CRM ghi điểm với khả năng tạo ra portal riêng để người lạ cũng có thể truy cập vào nền tảng mà không ảnh hưởng đến nội dung bên trong.

Tự động hóa quy trình làm việc

Cả Zoho CRM và HubSpot đều nổi bật với khả năng tự động hóa quy trình phức tạp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả. Đơn cử, bạn có thể tự động hóa các chiến dịch email, tự động phân công công việc, quản lý theo dõi tự động… 

Tuy nhiên, cả hai đều khá “keo kiệt” vì bạn phải trả phí mới có thể tận dụng hết chức năng này. Bản miễn phí của Zoho CRM cho phép thiết lập workflow tự động cơ bản trong quy trình kinh doanh. Trong khi đó, HubSpot bản miễn phí chỉ cho người dùng trải nghiệm tính năng chat flow để nâng cao trải nghiệm trò chuyện với khách hàng trên website hoặc Facebook mà thôi. 

Khả năng tích hợp

Tính đến hiện tại, Zoho CRM có thể tích hợp hơn 800 ứng dụng khác nhau như Office 365, Google Calendar, Facebook, Shopify…

Trong khi đó, HubSpot lại có phần vượt trội khi kho ứng dụng có thể kết nối đã lên đến hơn 1.700 ứng dụng, bao gồm có cả những ứng dụng đa ngôn ngữ, ví dụ GapOne, Gleam hay Graam đều hỗ trợ tiếng Việt.

So Sanh Zoho Crm Va Hub Spot 4

Hỗ trợ sale và marketing

Zoho CRM cung cấp các tính năng tiếp thị như email marketing, quản lý chiến dịch và phân tích hiệu quả. Tuy nhiên, một số tính năng nâng cao có thể yêu cầu tích hợp với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Zoho. Ví dụ, bạn phải kết nối với Zoho Social để quản lý và theo dõi hiệu quả trên mạng xã hội hay Zoho Analytics để tạo các báo cáo và phân tích dữ liệu chuyên sâu.

HubSpot ghi điểm với nhiều công cụ tiếp thị tích hợp mạnh mẽ, bao gồm email marketing, quản lý mạng xã hội, SEO và tạo landing page, hỗ trợ cho cả đội ngũ bán hàng lẫn team marketing trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, HubSpot bản miễn phí đã cho phép bạn tạo landing page để quảng bá chiến dịch marketing hoặc thu thập thông tin khách hàng tốt hơn. 

Tích hợp AI

Zoho CRM được quảng cáo là tích hợp Zia là trợ lý đàm thoại dựa trên AI, giúp người dùng thực hiện các tác vụ như ghi chú, tạo biểu đồ và phân tích báo cáo. Đáng tiếc, tính năng này chỉ có trên các gói trả phí Enterprise và Ultimate.

Nếu so với AI của HubSpot thì Zia của Zoho CRM không có quá nhiều điểm nổi trội. AI của HubSpot khá mạnh mẽ và đa năng, có thể gợi ý nội dung khi bạn soạn tin nhắn, email, tự động phân nhóm khách hàng cũng như xử lý các yêu cầu phổ biến của khách hàng…

Hỗ trợ khách hàng

HubSpot được đánh giá cao về chất lượng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ qua email, chat và điện thoại. Hỗ trợ miễn phí cho các gói Pro và Enterprise.

Zoho CRM cũng cung cấp hỗ trợ qua email và chat. Tuy nhiên, một số người dùng cho rằng thời gian phản hồi chậm hơn so với HubSpot và cần cải thiện chất lượng dịch vụ nhiều.

3. Về các mức trả phí

Cả Zoho CRM và HubSpot đều có gói miễn phí cho người dùng trải nghiệm những tính năng cơ bản. Nếu nhu cầu cao hơn, bạn có thể tham khảo các gói trả phí, cụ thể: 

Zoho CRM

Gói Standard 20 USD/tháng, gói Professional 35 USD/người dùng/tháng, gói Enterprise 50 USD/người dùng/tháng, gói Ultimate 65 USD/người dùng/tháng.

Mỗi gói sẽ được nâng cấp thêm một vài chức năng, ví dụ Canvas chỉ có ở gói Professional hay Webhooks, tích hợp Google Ads chỉ có ở gói Professional.

HubSpot

Khiến người dùng dễ rối vì tung ra quá nhiều gói giải pháp. Ứng với mỗi chức năng như sales, marketing, vận hành… lại có những gói giải pháp riêng. Các mức giá mà HubSpot đưa ra không hề rẻ, ví dụ gói Starter Customer Platform bao gồm các chức năng cơ bản chỉ 16USD/người dùng tháng nhưng gói cao cấp hơn là Professional đã nhảy lên 1,300 USD/tháng cho 5 người dùng.
 
HubSpot luôn được đánh giá là đắt hơn hẳn nhiều nền tảng khác, bao gồm cả Zoho CRM. Nhưng các gói giải pháp của HubSpot thì hơi rối rắm. Doanh nghiệp có thể liên hệ BENOCODE để tìm ra lựa chọn phù hợp và tiết kiệm nhất cho mình.

So Sanh Zoho Crm Va Hub Spot 5

4. Đối tượng phù hợp

Ấn tượng ban đầu của người viết dành cho HubSpot nhiều hơn vì giao diện trực quan, hiện đại và loạt chức năng mạnh mẽ, thú vị. Tuy nhiên, Zoho CRM cũng ghi điểm với khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ, sắp xếp và quản lý cơ sở dữ liệu theo sở thích cá nhân.

Zoho CRM phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tìm một giải pháp CRM mạnh mẽ mà kinh tế, đặc biệt thích hợp với những đội ngũ đã từng sử dụng hệ sinh thái Zoho. Về cơ bản, nếu doanh nghiệp chỉ muốn tập trung vào khâu CRM và chưa muốn mất quá nhiều chi phí ban đầu thì có thể cân nhắc sử dụng Zoho CRM. Bởi lẽ, những chức năng khác của HubSpot có thể làm bạn “choáng ngợp”, hoặc chưa cần thiết để sử dụng.
 
Ngược lại, HubSpot quả thực là công cụ “all-in-one” mạnh mẽ. Nó phù hợp với doanh nghiệp vừa và lớn, hoặc những doanh nghiệp muốn một nền tảng tất cả trong một để quản lý CRM và CMS. HubSpot cũng là lựa chọn tốt với những ai mong muốn không chỉ một nền tảng CRM mà còn tận dụng được các chức năng về sales, marketing, tạo website hay quản lý hóa đơn…

5. Tạm kết

Với những điểm mạnh, yếu riêng, Zoho CRM và HubSpot quả thực là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Zoho CRM ghi điểm vì giá phải chăng, khả năng tùy chỉnh cao và linh hoạt. Trong khi đó, HubSpot ấn tượng với bộ công cụ marketing mạnh mẽ, AI thông minh. Cả hai đều có giá không hề rẻ nhưng những gì chúng mang lại thì đúng là “đáng đồng tiền bát gạo”.

0/5 - (0 bình chọn)
son phuoc
Tác Giả
Bình luận (0)
Hơn 500K+ người dùng đã đăng ký nhận thông báo cập nhật bài viết mỗi ngày.
Để lại email để nhận thông báo về công cụ tiếp thị, xu hướng công nghệ mới nhất!
Khám phá
Bài viết cùng danh mục
so sanh asana va slack cong cu nao vuot troi hon trong nam 2025So sánh Asana và Slack: Công cụ nào vượt trội hơn trong năm 2025

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nơi mọi người làm việc từ xa, họp trực tuyến và quản lý dự án qua các nền tảng số, việc chọn đúng công cụ làm việc nhóm là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu suất. Với hàng loạt phần mềm hỗ trợ công việc trên thị trường, Asana và Slack luôn là hai cái tên “cộm cán” trong lĩnh vực quản lý công việc và giao tiếp nhóm. Câu hỏi đặt ra là: Asana hay Slack, nền tảng nào thực sự vượt trội hơn ở thời điểm hiện tại? Hãy cùng BENOCODE tìm hiểu đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu của bạn trong bài viết này nhé!

trello hay asana se giup day nhanh tien do du anTrello hay Asana sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ dự án?

Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các tập đoàn công nghệ đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và cho ra đời những sản phẩm thông minh như phần mềm quản lý công việc. Những công cụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc. Việc điều hành và quản lý cũng trở nên linh hoạt hơn khi bạn có thể giám sát mọi thứ từ xa, mọi lúc, mọi nơi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai phần mềm quản lý công việc phổ biến hiện nay là Trello và Asana.