Công cụ

4 bí quyết giúp bạn thiết kế khảo sát hoàn hảo hơn với Zoho Survey

Với Zoho Survey, bạn có thể thiết kế các bảng khảo sát chuyên nghiệp, hiệu quả hơn bằng cách tối ưu hóa câu hỏi, cải thiện giao diện và tận dụng công cụ thông minh. Bài viết này sẽ mách bạn 4 bí quyết giúp thiết kế khảo sát hoàn hảo hơn với Zoho Survey.

1. Khảo sát dài chưa chắc đã là khảo sát tốt

Bạn có biết rằng trung bình 1 khảo sát dành cho sinh viên đại học với 40 câu hỏi sẽ ngốn gần nửa tiếng để hoàn thành. Nếu nhân lên với lớp học có 50 sinh viên thì giảng viên đã “cướp” mất 1,500 phút của học trò, tức 25 tiếng đồng hồ.

Người tham gia khảo sát thường có thói quen cuộn lên cuộn xuống để kiểm tra nhanh xem khảo sát có dài hay không, mất nhiều thời gian hay không? Nếu quá dài, họ dễ cảm thấy chán nản, trả lời qua loa hoặc thậm chí không tham gia lần sau.

Do đó, chìa khóa giúp bạn tạo một khảo sát thành công với Zoho Survey là hãy cố gắng làm cho nó ngắn gọn, súc tích nhất có thể. Lý tưởng nhất thì một khảo sát chỉ nên kéo dài dưới 10 phút, tương đương 15-20 câu hỏi.

Khi thiết kế khảo sát với Zoho Survey, bạn nên chỉnh sửa câu cú cho ngắn gọn, loại bỏ các câu hỏi không cần thiết hoặc bị trùng lặp, ví dụ như:

1. "Nhân viên có phục vụ bạn nhanh chóng không?"

2. "Bạn có hài lòng với tốc độ phục vụ của nhân viên không?"

Hai câu hỏi này đọc thì có vẻ khác nhưng thực ra lại mang ý nghĩa tương tự. Bạn có thể giữ lại một câu để tránh lặp lại về nội dung khảo sát.

4 Bi Quyet Thiet Ke Zoho Survey 1

2. Phân loại câu hỏi bắt buộc rõ ràng

Thời gian là vàng là bạc, tất nhiên rồi. Mời gọi một người tham gia khảo sát đã khó, việc thiết kế survey hợp lý sao cho họ có thể hoàn thành hết các câu hỏi càng khó hơn. Chưa kể trong 1 khảo sát thì không phải câu hỏi nào cũng phù hợp hoặc cần thiết với tất cả đối tượng.

Do đó, bạn nên phân loại câu hỏi thật rõ ràng để cho người tham gia khảo sát biết đâu là câu hỏi bắt buộc trả lời và đâu là câu hỏi có thể bỏ qua.

Ví dụ, một khảo sát về thói quen mua sắm trực tuyến có câu hỏi như sau:

1. "Bạn đã từng sử dụng dịch vụ giao hàng nhanh (1-2 ngày) chưa?"

Nếu câu trả lời là "Không" thì người tham gia nên được phép bỏ qua các câu tiếp theo như:

2. "Bạn cảm thấy dịch vụ giao hàng nhanh có đáng giá tiền không?"

3. "Lần gần nhất bạn sử dụng dịch vụ này là khi nào?"

4 Bi Quyet Thiet Ke Zoho Survey 2

Zoho Survey có công cụ cho phép người dùng cài đặt câu hỏi bắt buộc và câu hỏi không bắt buộc. Nền tảng này cũng hỗ trợ logic phân nhánh (Skip Logic) để tự động bỏ qua các câu hỏi không phù hợp dựa trên câu trả lời trước đó.

Việc sử dụng các tính năng này không chỉ làm cho khảo sát thân thiện hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian về sau, đảm bảo dữ liệu thu thập được chính xác và giá trị hơn.

3. Hạn chế đặt câu hỏi mở

Một sai lầm của những người mới dùng Zoho Survey là đặt rất nhiều câu hỏi mở - những câu mà không có đáp án cho người tham gia lựa chọn, họ có thể thoải mái trả lời theo ý thích.

Thực tế là các câu hỏi mở có thể khiến người trả lời bối rối, chán nản hoặc làm biếng trả lời vì họ không nghĩ ra câu trả lời phù hợp. Từ đó, kết quả là bạn sẽ không nhận được những thông tin thực sự giá trị.

Ví dụ: "Bạn nghĩ gì về sản phẩm này?" là một câu hỏi mở chung chung.

Người trả lời có thể không biết bạn muốn họ đánh giá điều gì (giá cả, thiết kế, hay tính tiện dụng). Kết quả có thể là câu trả lời ngắn gọn như "Tốt" hoặc "Tệ", hoặc “Cũng ok”.

Do đó, khi sử dụng Zoho Survey, bạn hay thay những câu hỏi mở bằng câu hỏi thang đánh giá. Ví dụ, thay vì hỏi mở, hãy hỏi:

"Bạn đánh giá thế nào về thiết kế của sản phẩm?" (Thang điểm 1-5).

"Bạn cảm thấy sản phẩm có đáng giá tiền không?" (Thang điểm 1-5).

4 Bi Quyet Thiet Ke Zoho Survey 3

Với các câu hỏi thang đánh giá như trên, Zoho Survey sẽ giúp bạn tự động tạo ra biểu đồ và báo cáo, phân tích nhanh hơn trong tương lai.

4. Nâng cấp “visual” nếu có thể

Giống như bạn duyệt website hay đọc tin tức, một khảo sát có hình ảnh và thiết kế ấn tượng sẽ làm người tham gia không cảm thấy nhàm chán, từ đó tăng tỷ lệ hoàn thành khảo sát tốt hơn.

Zoho Survey hỗ trợ người dùng nâng cấp “visual” của khảo sát bằng các công cụ như: Tùy chỉnh màu sắc, font chữ, thêm hình nền, thêm logo… Nền tảng này cũng cung cấp các template được thiết kế sẵn nên bạn có thể chọn một mẫu phù hợp rồi chỉnh sửa cho đúng ý. Thậm chí, người dùng còn có thể chèn hình ảnh hoặc video vào câu hỏi và câu trả lời để làm khảo sát sinh động hơn, giúp cải thiện trải nghiệm người tham gia.

Đối với người dùng có kiến thức về thiết kế web, Zoho Survey hỗ trợ thêm mã CSS để tạo ra giao diện khảo sát độc đáo, phù hợp với nhu cầu cụ thể.

4 Bi Quyet Thiet Ke Zoho Survey 4

Cuối cùng, bạn đừng quên kiểm tra thật kỹ để đảm bảo khảo sát hiển thị tốt trên các thiết bị khác nhau, dù là di động hay là máy tính bảng.

Hy vọng những mẹo trên sẽ hữu ích khi bạn thiết kế khảo sát trong Zoho Survey. Nếu vẫn gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ BENOCODE để được tư vấn tốt hơn về cách sử dụng Zoho Survey nhé!

Dungthungay

0/5 - (0 bình chọn)
son phuoc
Tác Giả
Bình luận (0)
Hơn 500K+ người dùng đã đăng ký nhận thông báo cập nhật bài viết mỗi ngày.
Để lại email để nhận thông báo về công cụ tiếp thị, xu hướng công nghệ mới nhất!
Khám phá
Bài viết cùng danh mục
so sanh asana va slack cong cu nao vuot troi hon trong nam 2025So sánh Asana và Slack: Công cụ nào vượt trội hơn trong năm 2025

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nơi mọi người làm việc từ xa, họp trực tuyến và quản lý dự án qua các nền tảng số, việc chọn đúng công cụ làm việc nhóm là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu suất. Với hàng loạt phần mềm hỗ trợ công việc trên thị trường, Asana và Slack luôn là hai cái tên “cộm cán” trong lĩnh vực quản lý công việc và giao tiếp nhóm. Câu hỏi đặt ra là: Asana hay Slack, nền tảng nào thực sự vượt trội hơn ở thời điểm hiện tại? Hãy cùng BENOCODE tìm hiểu đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu của bạn trong bài viết này nhé!

trello hay asana se giup day nhanh tien do du anTrello hay Asana sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ dự án?

Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các tập đoàn công nghệ đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và cho ra đời những sản phẩm thông minh như phần mềm quản lý công việc. Những công cụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc. Việc điều hành và quản lý cũng trở nên linh hoạt hơn khi bạn có thể giám sát mọi thứ từ xa, mọi lúc, mọi nơi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh hai phần mềm quản lý công việc phổ biến hiện nay là Trello và Asana.