Công cụ

So sánh Latenode và Make.com: Công cụ tự động hóa nào phù hợp với bạn nhất?

Latenode và Make.com đều là những lựa chọn hàng đầu nếu bạn đang tìm một công cụ tự động hóa đơn giản, dễ sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh chi tiết, phân tích ưu, nhược điểm của từng công cụ để tìm ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu!

1. Tổng quan

Make.com và Latenode đều là những công cụ tự động hóa đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Make.com ghi điểm với giao diện trẻ trung và bóng bẩy, trong khi Latenode lại sở hữu nhiều tính năng hữu ích, tích hợp được code vào workflow nên được các developer ưa chuộng.

Xét về độ nhận diện, Make.com đang vượt trội hơn với cộng đồng người dùng đông đảo, nhưng Latenode cũng là một “tân binh” nhận được nhiều tán thưởng. Cả hai đều có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với những đối tượng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn công cụ nào còn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mỗi doanh nghiệp, người dùng.

2. Latenode

Latenode là sản phẩm của một công ty startup IT ra đời năm 2014, đặt trụ sở chính tại San Francisco (Mỹ). Ban đầu, các nhà phát triển của Latenode muốn tìm một công cụ tự động hóa no-code để phục vụ công việc. Họ thử sử dụng Zapier và Make.com nhưng không thấy hài lòng nên tự phát triển một công cụ của riêng mình từ năm 2018. Thế là Latenode ra đời.So Sanh Latenode Va Make Com 1

Tính năng nổi bật

  • Hỗ trợ tùy chỉnh tốt với code: “Nhúng code” là điểm cộng giúp Latenode đánh bật Make.com, khiến nó trở thành công cụ lý tưởng cho các dự án phức tạp, đòi hỏi có nhiều tinh chỉnh và thiết lập chuyên biệt. Bạn có thể tự viết mã JavaScript, tạo biến cục bộ và biến toàn cục, gửi yêu cầu HTTP tùy chỉnh thông qua cURL bất cứ lúc nào trong workflow của mình.
  • Sức mạnh của AI: Trợ lý ảo của Latenode luôn sẵn sàng giải đáp, viết code, dịch và tổng hợp dữ liệu cho bạn. Chỉ cần đưa ra yêu cầu, nó sẽ thiết kế đoạn mã phù hợp giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu và viết code. Đáng tiếc, AI của Latenode lại chưa hỗ trợ tiếng Việt.
  • Cơ chế nhiều trigger: Make.com chỉ cho người dùng tạo 1 trigger duy nhất trong 1 scenario. Trong khi Latenode học hỏi khá nhiều từ n8n. Bạn thỏa sức tạo bao nhiêu trigger để nâng tầm workflow cũng được.
  • Gộp nhiều nhánh trong scenario, tạo scenario phụ: Đây cũng là điểm cộng giúp Latenode vượt trội hơn so với Make.com.
  • Headless browser: Tính năng đặc biệt này giúp bạn tạo các workflow tự động hóa mà không cần sử dụng API. Đây là một lợi thế lớn giúp Latenode là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn làm việc với các hệ thống cũ, các trang web không có tài liệu API, hoặc khi API bị giới hạn quyền truy cập.

So Sanh Latenode Va Make Com 2

Điểm mạnh

  • Giá mềm hơn Make.com và nhiều nền tảng khác.
  • Hỗ trợ nhúng code, khả năng tùy chỉnh đa dạng.
  • Quản lý workflow linh hoạt hơn: Tạo được nhiều trigger, gộp nhánh, scenario phụ…
  • Hỗ trợ kết nối không cần API.
  • Xử lý lỗi tốt hơn.

Điểm yếu

  • Không có bản miễn phí, chỉ cho dùng thử 14 ngày.
  • Số lượng app tích hợp ít hơn Make.com (chỉ hơn 300 app).
  • Yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn, hiểu về code để tận dụng hết sức mạnh.
  • Cộng đồng người dùng ít hơn Make.com.

3. Make.com

Tiền thân của Make.comIntegromat – ra đời năm 2016 tại Prague (Cộng hòa Czech). Đến năm 2022, nó “lột xác” với tên gọi mới và giao diện cũng hoàn toàn mới. Dù chỉ là một công cụ tự động hóa, Make.com trông hiện đại, trẻ trung nhưng cũng rất dễ sử dụng.

Tính năng nổi bật

  • Giao diện bắt mắt: Make.com tỏa sáng nhờ thiết kế trực quan, thân thiện với người dùng, giao diện bắt mắt với các mảng màu sặc sỡ và biểu tượng đẹp.
  • Thao tác kéo – thả: Quy trình tự động hóa sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết vì người dùng chỉ cần kéo - thả các công cụ sẵn có bằng chuột, giúp giảm đáng kể thời gian, không phải “nhọc nhằn” tìm cách sử dụng.
  • Kho template đa dạng: Bạn có thể tích hợp Google Sheets với Slack hay tự động hóa chiến dịch email marketing một cách dễ dàng thông qua các template dựng sẵn, giúp rút ngắn thời gian cài đặt.
  • Tích hợp hơn 2000 app: Đây là điểm cộng giúp Make.com đánh bật Latenode, mang lại sự linh hoạt và nhiều lựa chọn hơn cho người dùng. Với số lượng ứng dụng tích hợp phong phú, Make.com đáp ứng được hầu hết nhu cầu tự động hóa, từ các công cụ văn phòng đến nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt hữu ích cho những doanh nghiệp đã quen sử dụng nhiều phần mềm khác nhau và cần một nền tảng kết nối tất cả trong một quy trình liền mạch.

So Sanh Latenode Va Make Com 3

Điểm mạnh

  • Có gói miễn phí để người dùng trải nghiệm.
  • Giao diện trực quan, thiết kế hiện đại và bắt mắt.
  • Số lượng app tích hợp nhiều hơn Latenode (hơn 2000 app).
  • Dễ sử dụng nhờ thao tác kéo thả và bộ template dựng sẵn.

Điểm yếu

  • Khả năng tùy chỉnh kém hơn Latenode.
  • Khả năng sửa lỗi kém hơn, workflow lỗi là dừng luôn.
  • Không có AI tích hợp sẵn, không hỗ trợ nhúng code.
  • Giá các gói cao cấp đắt, chi phí tương lai sẽ rất cao.

So Sanh Latenode Va Make Com 4

4. Về các mức trả phí

Make.com có gói miễn phí để người dùng trải nghiệm nhưng giới hạn 1.000 hành động mỗi tháng. Nhưng nếu nhu cầu cao hơn, bạn có thể nghiên cứu các gói: Core (10.59 USD/tháng), Pro (18.82 USD/tháng), Teams (34.12 USD). Với gói Core, bạn được cài đặt đến 10.000 hành động, gấp 1.000 lần so với gói miễn phí, số lượng sẽ tăng dần theo từng gói.

So Sanh Latenode Va Make Com 5

Trong khi đó, Latenode không có gói miễn phí mà chỉ có 4 gói trả phí sau (dùng thử 14 ngày):

  • Gói Micro: 5 USD/tháng, tối đa 20 workflow và lên đến 2,000 hoạt động.
  • Gói Start: 17 USD/tháng, tối đa 40 workflow và 5,000 hoạt động.
  • Gói Grow: 47 USD/tháng, workflow không giới hạn và 10,000 hoạt động.
  • Gói Prime: 297 USD/tháng, workflow không giới hạn và 1,5 triệu hoạt động.

Với Make, số tiền bạn phải trả tính theo số hành động của 1 module trong scenario. Trong khi đó, Latenode lại sử dụng cơ chế đổi tiền qua credit và tính theo thời gian thực hiện hành động.

Cụ thể, 1 credit của Latenode sẽ tương đương 0.0019 USD, ứng với 30 giây thực hiện hành động.

Thực tế thì trong 30 giây này, workflow có thể thực hiện nhiều hành động cùng lúc nên chi phí tổng thể sẽ rẻ hơn hẳn so với Make.com (theo nhà phát triển quảng cáo là rẻ hơn 7.67 lần).

So Sanh Latenode Va Make Com 6

5. Đối tượng phù hợp

Nếu bạn ưu tiên giao diện thân thiện, dễ sử dụng và hiện đại, Make.com có thể là lựa chọn lý tưởng. Ngay cả những người không rành về công nghệ cũng có thể nhanh chóng làm chủ Make.com chỉ trong vài phút đầu sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng Make.com chỉ phát huy sức mạnh tối đa ở những gói cao cấp. Về lâu dài, chi phí bạn cần bỏ ra cho Make.com sẽ cao hơn hẳn Latenode, nhưng hiệu quả mang lại thì chưa chắc đã bằng.

Ngược lại, nếu bạn cần tích hợp code vào các quy trình làm việc để tạo sự linh hoạt và tùy chỉnh, Latenode sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Nền tảng này học hỏi khá nhiều ưu điểm của các đối thủ (kể cả n8n, Zapier) nên có nhiều điểm cộng.

Latenode phù hợp với những doanh nghiệp nào sẵn có một đội ngũ Tech rành về chuyên môn để tận dụng hết sức mạnh của nó. Song, những người mới, ít kiến thức IT vẫn có thể thử dùng Latenode vì nó có công cụ AI khá tiện lợi, giúp bạn dễ dàng làm chủ các chức năng của nền tảng.

Make.com cũng là lựa chọn tốt nếu bạn mới bước chân vào “thế giới tự động hóa”. Còn nếu đã thử dụng các nền tảng như n8n, Zapier hay Make.com mà vẫn chưa ưng ý, thì bạn nên cân nhắc dùng thử Latenode, nhất là khi nó có mức giá quá hời.

So Sanh Latenode Va Make Com 5 1

6. Tạm kết

Phải nói rằng đội ngũ Latenode rất tự tin khi không tung ra bản miễn phí, phần nào khẳng định giá trị của nền tảng. Song, không phải ngẫu nhiên mà Make.com vẫn giữ được lượng người dùng trung thành, tạo nên cộng đồng sử dụng đông đảo. Cả hai ứng dụng này đều sẽ là lựa chọn tốt, giúp bạn tối ưu workflow tự động hóa theo ý muốn.

So sánh phần mềm:

0/5 - (0 bình chọn)
son phuoc
Tác Giả
Bình luận (0)
Hơn 500K+ người dùng đã đăng ký nhận thông báo cập nhật bài viết mỗi ngày.
Để lại email để nhận thông báo về công cụ tiếp thị, xu hướng công nghệ mới nhất!
Khám phá
Bài viết cùng danh mục
so sanh asana va slack cong cu nao vuot troi hon trong nam 2025So sánh Asana và Slack: Công cụ nào vượt trội hơn trong năm 2025

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nơi mọi người làm việc từ xa, họp trực tuyến và quản lý dự án qua các nền tảng số, việc chọn đúng công cụ làm việc nhóm là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu suất. Với hàng loạt phần mềm hỗ trợ công việc trên thị trường, Asana và Slack luôn là hai cái tên “cộm cán” trong lĩnh vực quản lý công việc và giao tiếp nhóm. Câu hỏi đặt ra là: Asana hay Slack, nền tảng nào thực sự vượt trội hơn ở thời điểm hiện tại? Hãy cùng BENOCODE tìm hiểu đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu của bạn trong bài viết này nhé!