Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nơi mọi người làm việc từ xa, họp trực tuyến và quản lý dự án qua các nền tảng số, việc chọn đúng công cụ làm việc nhóm là yếu tố tiên quyết để đảm bảo hiệu suất. Với hàng loạt phần mềm hỗ trợ công việc trên thị trường, Asana và Slack luôn là hai cái tên “cộm cán” trong lĩnh vực quản lý công việc và giao tiếp nhóm. Câu hỏi đặt ra là: Asana hay Slack, nền tảng nào thực sự vượt trội hơn ở thời điểm hiện tại? Hãy cùng BENOCODE tìm hiểu đâu là lựa chọn tốt hơn cho nhu cầu của bạn trong bài viết này nhé!
So sánh Zoho CRM và Odoo CRM: Nền tảng nào có giá “mềm” hơn, giúp bạn tiết kiệm chi phí chuyển đổi số?
1. Tổng quan
Trong số các nền tảng CRM phổ biến hiện nay, Zoho CRM và Odoo CRM đều là hai lựa chọn hàng đầu dành cho các doanh nghiệp mới, đang loay hoay trong việc tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số.
Cả hai đều là những phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được đánh giá cao, không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững.
Việc lựa chọn đúng nền tảng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, sức lực lẫn chi phí, ngay những bước cài đặt và chuyển đổi ban đầu cho đến xuyên suốt quá trình sử dụng.
Zoho CRM
Ra mắt năm 2005, Zoho CRM là sản phẩm nổi tiếng của Zoho Corporation – một công ty công nghệ của Ấn Độ. Nó cung cấp nhiều chức năng, từ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đến quản lý quy trình kinh doanh toàn diện, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng để đạt kết quả tốt nhất.
Điểm mạnh
- Chức năng quản lý thông tin khách hàng cực tốt
- Loạt chức năng đa dạng, hỗ trợ sale và marketing mạnh mẽ
- Khả năng tùy biến linh hoạt
Điểm yếu
- Giá thành cao hơn Odoo CRM.
- Bản miễn phí giới hạn nhiều chức năng như tối đa 3 user, không cho phép tạo báo cáo, không có trợ lý Zia.
- Tốc độ load hơi chậm, có độ trễ.
- Một vài tính năng khó làm chủ với người mới, ví dụ như cài sale pipeline, thiết lập thông số.
Odoo CRM
Odoo CRM nằm trong bộ phần mềm quản lý kinh doanh mã nguồn mở do công ty Odoo của Bỉ phát triển từ năm 2005. Odoo CRM ghi điểm nhờ sự tiện lợi, dễ sử dụng và bản trả phí được tích hợp đầy đủ sức mạnh từ hệ sinh thái Odoo như quản lý thương mại điện tử, hóa đơn, kế toán, quản lý dự án…
Điểm mạnh:
- Dễ sử dụng hơn Zoho CRM
- Bản miễn phí không giới hạn users
- Giá thành rẻ hơn
Điểm yếu:
- Độ tùy biến không cao bằng Zoho CRM.
- Bản miễn phí không hỗ trợ tự động hóa.
- Không thể gọi điện, gửi email trực tiếp cho khách hàng.
- App mobile chưa được phát triển mạnh.
2. So sánh chi tiết
Giao diện và tính tiện dụng
Zoho CRM có giao diện đơn giản và chuyên nghiệp, tập trung vào tính linh hoạt và dễ sử dụng. Menu được đặt ở trên đầu để tối ưu cho việc quản lý thông tin khách hàng và các hoạt động bán hàng.
Các tab, module được sắp xếp hợp lý nhưng một số thao tác lại bị “ẩn” ở trong phần Setup, ví dụ như việc thiết lập quy trình kinh doanh hay sắp xếp lại menu. Nếu là người dùng mới có thể không biết hoặc nhầm tưởng rằng Zoho CRM không hỗ trợ chức năng này.
Trong khi đó, Odoo CRM được thiết kế tối giản và gọn gàng. Chỉ trong vòng vài phút, người dùng đã có thể làm chủ được các thao tác sử dụng Odoo mà không cần đọc bất kỳ tài liệu nào.
Đôi lúc, Zoho CRM load hơi chậm, còn tạo cảm giác bị lag trong trường hợp có nhiều data. Trong khi đó, Odoo CRM hoàn toàn mượt mà và không hề xảy ra tình trạng này.
Khả năng tùy chỉnh
Zoho CRM cho phép người dùng dễ dàng tùy chỉnh giao diện theo nhu cầu kinh doanh cụ thể. Ví dụ, bạn có thể đổi chế độ xem dashboard, đổi vị trí module trên menu hay thiết kế workflow sao cho phù hợp với từng ngành nghề hoặc đội ngũ sử dụng. Chưa kể, bản trả phí của Zoho CRM còn có tích hợp Canvas Design Studio, cho phép bạn thoải mái thiết kế toàn bộ CRM theo ý riêng.
Odoo CRM kém hơn Zoho CRM về tính tùy biến. Song, bản miễn phí cho phép người dùng chuyển đổi nhanh giữa nhiều giao diện hiển thị như dạng list, dạng biểu đồ, dạng đồ thị… chỉ với một nút bấm. Đây vẫn là điểm cộng giúp cấp quản lý dễ dàng theo dõi mọi dữ liệu cần thiết một cách chi tiết theo những góc nhìn khác nhau.
Zoho CRM có giao diện đơn giản và chuyên nghiệp, tập trung vào tính linh hoạt và dễ sử dụng. Menu được đặt ở trên đầu để tối ưu cho việc quản lý thông tin khách hàng và các hoạt động bán hàng.
Các tab, module được sắp xếp hợp lý nhưng một số thao tác lại bị “ẩn” ở trong phần Setup, ví dụ như việc thiết lập quy trình kinh doanh hay sắp xếp lại menu. Nếu là người dùng mới có thể không biết hoặc nhầm tưởng rằng Zoho CRM không hỗ trợ chức năng này.
Trong khi đó, Odoo CRM được thiết kế tối giản và gọn gàng. Chỉ trong vòng vài phút, người dùng đã có thể làm chủ được các thao tác sử dụng Odoo mà không cần đọc bất kỳ tài liệu nào.
Đôi lúc, Zoho CRM load hơi chậm, còn tạo cảm giác bị lag trong trường hợp có nhiều data. Trong khi đó, Odoo CRM hoàn toàn mượt mà và không hề xảy ra tình trạng này.
Tự động hóa quy trình làm việc
Cả Zoho CRM và HubSpot đều nổi bật với khả năng tự động hóa quy trình phức tạp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả. Đơn cử, bạn có thể tự động hóa các chiến dịch email, tự động phân công công việc, quản lý theo dõi tự động…
Tuy nhiên, nhà phát triển khá “keo kiệt” vì bạn phải trả phí mới có thể tận dụng hết chức năng này. Bản miễn phí của Zoho CRM chỉ cho phép thiết lập workflow tự động cơ bản trong quy trình kinh doanh mà thôi.
Trong khi đó, Odoo CRM cũng có công cụ tự động hóa quy trình nhưng không mạnh mẽ bằng. Đôi lúc, bạn phải cấu hình thủ công hoặc kết hợp thêm với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Odoo (như Marketing Automation) để có thể có tính năng tự động hóa tương tự Zoho CRM.
Khả năng tích hợp
Tính đến hiện tại, Zoho CRM có thể tích hợp hơn 800 ứng dụng khác nhau như Office 365, Google Calendar, Facebook, Shopify…
Odoo CRM hỗ trợ API mở để kết nối với các ứng dụng bên thứ ba, nhưng số lượng ứng dụng có sẵn không nhiều bằng Zoho.
Hỗ trợ sale và marketing
Zoho CRM cung cấp các tính năng tiếp thị như email marketing, quản lý chiến dịch và phân tích hiệu quả. Tuy nhiên, một số tính năng nâng cao có thể yêu cầu tích hợp với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái Zoho. Ví dụ, bạn phải kết nối với Zoho Social để quản lý và theo dõi hiệu quả trên mạng xã hội hay Zoho Analytics để tạo các báo cáo và phân tích dữ liệu chuyên sâu.
Odoo CRM chỉ hỗ trợ quản lý lead và cơ hội bán hàng cơ bản, còn tính năng marketing lại khá hạn chế. Nếu muốn, bạn cần trả phí để kết nối thêm app trong hệ sinh thái như Odoo Social Marketing, Odoo Email Marketing, Odoo SMS Marketing… để mở rộng khả năng này.
Bù lại. Odoo CRM hỗ trợ dự báo trước tình hình kinh doanh của công ty trong những tháng sắp tới dựa trên dữ liệu sẵn có. Chức năng phân tích và báo cáo của nền tảng này cũng khá tiện lợi, trong khi với Zoho CRM thì bạn phải trả phí mới dùng được.
Tích hợp AI
Zoho CRM được quảng cáo là tích hợp Zia là trợ lý đàm thoại dựa trên AI, giúp người dùng thực hiện các tác vụ như ghi chú, tạo biểu đồ và phân tích báo cáo. Đáng tiếc, tính năng này chỉ có trên các gói trả phí Enterprise và Ultimate.
Trái lại, Odoo CRM không có tính năng AI mạnh mẽ sẵn có như Zoho CRM, chắc chắn sẽ là một thiệt thòi dành cho người dùng.
Hỗ trợ khách hàng
Cả Zoho CRM và Odoo CRM đều cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua email và chat. Tuy nhiên, một số người dùng cho rằng thời gian phản hồi của cả hai đều chậm, cần cải thiện chất lượng dịch vụ nhiều trong tương lai.
3. Về các mức trả phí
Cả Zoho CRM và Odoo CRM đều có gói miễn phí cho người dùng trải nghiệm. Song, gói miễn phí của Odoo CRM không giới hạn số lượng người dùng trong khi Zoho CRM giới hạn chỉ 3 users.
Nếu nhu cầu cao hơn, bạn có thể tham khảo các gói trả phí cụ thể:
- Zoho CRM: Gói Standard 20 USD/tháng, gói Professional 35 USD/người dùng/tháng, gói Enterprise 50 USD/người dùng/tháng, gói Ultimate 65 USD/người dùng/tháng.
- Odoo: GóiStandard 9.10/tháng và gói 13.6 USD/tháng.
Các bạn chú ý rằng các gói trên áp dụng với 1 user. Nếu càng nhiều user thì chi phí sẽ càng tăng thêm.
Đặt lên bàn cân, bạn có thể thấy chi phí bỏ ra với Odoo chắc chắn sẽ thấp hơn Zoho CRM. Chưa kể, với gói Standard thì bạn có thể được dùng tất cả các app bên cạnh CRM như app về marketing, sales, kế toán... Trong khi đó, các gói của Zoho CRM sẽ nâng cấp các tính năng một cách rải rác, đòi hỏi doanh nghiệp phải chịu chi hơn một chút.
4. Đối tượng phù hợp
Với nhiều chức năng, Zoho CRM phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang tìm kiếm một nền tảng hỗ trợ quản lý khách hàng, quản lý quy trình kinh doanh một cách chuyên sâu, đặc biệt là những ai đã quen sử dụng các ứng dụng trong hệ sinh thái Zoho. Tính năng theo dõi và chuyển đổi leads chặt chẽ thực sự là điểm ăn tiền của Zoho CRM.
Trong khi đó, Odoo CRM phù hợp với những doanh nghiệp mới chuyển đổi số, chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng các nền tảng tương tự. Đặc biệt, Odoo CRM rẻ hơn nhiều so với Zoho CRM nên cũng là một giải pháp hoàn hảo giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí.
Nếu so sánh, Zoho CRM có quá nhiều chức năng hữu ích “đáng đồng tiền bát gạo”. Nhưng đôi lúc chúng có thể khiến doanh nghiệp cảm thấy “ngợp” vì một số chức năng họ có thể không sử dụng trong thực tế. Khi đó, Odoo CRM sẽ là giải pháp tối ưu hơn.
6. Tạm kết
Zoho CRM và Odoo CRM đều là các công cụ xứng đáng với những lời khen ngợi mà “cư dân mạng” dành tặng cho chúng. Zoho CRM vượt trội nhờ khả năng tùy biến linh hoạt, tinh hợp đa dạng nền tảng và trợ lý AI… trong khi Odoo CRM yếu thế hơn nhưng vẫn là giải pháp “giá mềm” dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nhu cầu không quá cao. Cả hai đều có những điểm mạnh, yếu riêng và sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho các SME vừa và nhỏ, đang tìm kiếm một nền tảng CRM mạnh mẽ và dễ sử dụng.
